CHỬA NGOÀI TỬ CUNG


Nếu như trước kia chửa ngoài tử cung là một trong những bệnh sản khoa hiếm gặp, thì trong những năm gần đây, tình trạng này có xu hướng xảy ra nhiều hơn và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của sản phụ.

Chửa ngoài tử cung hay còn gọi là thai ngoài tử cung, là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung, mà làm tổ ở các vị trí khác.
Các bạn cần phải hiểu đây được coi là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng của các bà mẹ nếu không được xử trí và phát hiện kịp thời.

YẾU TỐ NGUY CƠ mang thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, nhưng những yếu tố dưới đây có thể làm bạn dễ mang thai ngoài tử cung hơn so với người khác, đó là:
- Viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm nhiễm vòi trứng, ống dẫn trứng.
- Hep ống dẫn trứng
- Thụ tinh trong ống nghiệm cũng tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Vì vậy, sản phụ cần được siêu âm vùng bụng sớm để kiểm tra vị trí bào thai.
- Dụng cụ tránh thai sai vị trí.
- Có tiền sử nạo hút thai.
- Đối với những bệnh nhân đã từng bị thai ngoài tử cung trước đó, có xu hướng dễ dàng mang thai ngoài tử cung ở những lần tiếp theo.
- Phụ nữ trên 40 tuổi cũng tăng nguy cơ thai ngoài tử cung

BIỂU HIỆN của thai ngoài tử cung
Phát hiện sớm bằng cách:
- Chậm kinh, thử que 2 vạch. Có các biểu hiên ngực căng tức, nôn, ốm nghén biểu hiện có thai.
- Siêu âm không thấy thai vào buồng tử cung. Đồng thời, thấy hình ảnh túi thai ở vị trí ngoài buồng tử cung.
- Xét nghiệm Beta HCG hướng tới có thai ngoài tử cung
Ngoài ra:
- Đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một bên từ nhẹ cho đến nghiêm trọng
- Trường hợp muộn sẽ xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường, ngoài chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Máu ra có thể ít hơn, có màu đỏ tươi hoặc sẫm hơn so với bình thường, cũng có thể là máu đen.
- Nặng hơn có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột kèm thêm oát mồ hôi và choáng váng, chóng mặt và ngất. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm của chửa ngoài tử cung vỡ ( cần xử trí cấp cứu kịp thời).
Các bước thăm khám phát hiện chửa ngoài tại phòng khám sản phụ khoa
- Bước 1: Dùng que thử thai để xác định có thai hay không?
- Bước 2: Hỏi về triệu chứng lâm sàng: Như nôn nghén, đau bụng hay có ra máu không?
- Bước 3: Siêu âm qua ngả âm đạo. Đây được coi là một trong những phương pháp chẩn đoán có giá trị quan trọng nhất. Xác định thai trong buồng tử cung hay thai ngoải tử cung. Nếu chưa thấy khối thai, bác sỹ có thể hẹn một tuần sau đến siêu âm lại. Nếu thai ngoài tử cung cần xác định vị trí túi thai.
- Xét nghiệm Beta- HCG kèm theo. Để đưa ra hướng chuẩn đoán và xử trí.

PHÒNG TRÁNH thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung không những không thể giữ được, cũng không thể di chuyển thai vào bên trong tử cung mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe bà mẹ. Tùy vào vị trí, kích thước, đặc điểm túi thai mà bác sỹ có phương pháp phẫu thuật hay xử trí nội khoa để loại bỏ khối thai.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe thai sản của mình, các bạn cần chú ý:
- Giữ vệ sinh vùng kín
- Hạn chế nạo hút thai
- Phòng tránh thai hiệu quả bằng các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn.

- Điều trị viêm nhiễm phụ khoa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét